Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, chẳng biết tuổi thơ của chúng ta bắt đầu như thế nào nữa nhưng nó lại luôn in sâu trong trái tim mỗi người. Qua bài viết dưới đây sẽ cung cấp thêm nhiều thông tin hơn đến bạn đọc, cùng tham khảo nhé.
Table of Contents
Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ

Năm 2010, cuốn sách nhận được Giải thưởng Văn học ASEAN, trở thành một trong những một trong những sáng tác thành công nhất của “vị sứ giả tuổi thơ” – Nguyễn Nhật Ánh; chính tác phẩm đã đưa ông đến gần hơn nữa với những người yêu sách, với những người mến ông. Có lẽ, sức mạnh của văn chương, của một tâm hồn tinh tế và trái tim đầy rung cảm – là quá lớn, để rồi, ‘Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ’ vang danh rực rỡ, trở thành câu cửa miệng của giới trẻ Việt, được sáng tác thành bài hát cùng tên.
Xem thêm Sách hay về đầu tư mà bạn nên biết
Vài nét về tác giả Nguyễn Nhật Ánh
Nguyễn Nhật Ánh sinh ngày 07 tháng 05 năm 1955.
Sinh ra và lớn lên tại làng Đo Đo, xã Bình Quế, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam
Là một nhà văn người Việt Nam, nổi tiếng nhờ các tác phẩm về đề tài tuổi mới lớn, các tác phẩm của ông được nhiều người yêu thích và nhiều tác phẩm được chuyển thành thể phim.
Trước khi là một nhà văn nổi tiếng, ông từng có thời gian đi dạy học.
Nguyễn Nhật Ánh có nhiều bút danh như: Chu Đinh Ngạn, Đông Phương Sóc, Lê Duy Cật, …
Năm 13 tuổi ông đã có thơ đăng báo.
Thuở nhỏ ông theo học tại các trường THPT Tiểu La, THPT chuyên ban Trần Cao Vân, THCS Phan Châu Trinh.
Năm 1973 ông chuyển vào Sài Gòn sống và theo học ngành sư phạm, từng tham gia Thanh Niên Xung Phong.
Năm 1983 – 1985 ông dạy học môn Văn tại Trường THCS Bình Tây ( quận 6, thành phố Hồ Chí Minh ).
Các chương cho tôi xin một vé đi tuổi thơ
12 chương – 12 câu chuyện buồn cười nhưng đầy triết lí:
- Chương 1: Tóm lại là đã hết một ngày.
- Chương 2: Bố mẹ tuyệt vời
- Chương 3: Đặt tên cho thế giới
- Chương 4: Buồn ơi là sầu
- Chương 5: Khi người ta lớn
- Chương 6: Tôi là thằng cu Mùi
- Chương 7: Tôi ngoan trong bao lâu?
- Chương 8: Chúng tôi trở thành lũ giết người như thế nào?
- Chương 9: Ai biết bây giờ là mấy giờ rồi không?
- Chương 10: Và tôi đã chìm
- Chương 11: Trang trại chó hoang
- Chương 12: Cuối cùng là chuyến tàu không người soát vé
Lý do sáng tác
Trong một lần trả lời phỏng vấn, nhà văn Nguyễn Nhật Ánh đã nói rằng “đối tượng cảm thụ mà tôi muốn nhắm tới là người lớn” và tác phẩm này “cho phép mình mở rộng biên độ đề tài và hình ảnh đến tối đa vì tôi viết về trẻ em nhưng là cho những ai từng là trẻ em đọc”.
Thật vậy, lý do sáng tác Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, ông muốn độc giả của mình có thể cảm nhận được tuổi thơ của mình, nắm giữ những khoảnh khắc tuyệt đẹp ấy mãi mãi. Bởi vì thời gian rất tàn nhẫn và chúng ta không thể nào sửa chữa sai lầm của mình trong quá khứ, và quay trở về tuổi thơ cũng như vậy.
Giải thưởng
Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ là cuốn sách được phát hành nhiều nhất năm 2008, đến nay sách đã được tái bản lần thứ 67. Cuốn sách này bán chạy hơn 500.000 quyển. Tác phẩm giành giải Sách hay của Hội Xuất bản Việt Nam và Giải thưởng Văn học của Hội Nhà văn Việt Nam năm 2009. Năm 2010, Nguyễn Nhật Ánh được đề cử và nhận được Giải thưởng Văn học Đông Nam Á với tác phẩm này.
Phát hành quốc tế
Tác phẩm được dịch sang tiếng Thái và phát hành bởi nhà xuất bản Nanmeebooks Thái Lan vào ngày 23 tháng 8 năm 2011. Năm 2013, sách được nhà xuất bản Dasanbooks phát hành tại Hàn Quốc. Tại Mỹ, truyện được Nhà xuất bản Overlook ấn hành và ra mắt từ ngày 9 tháng 10 năm 2014 với tên Give Me a Ticket to Childhood.
Nội dung sách Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ

Nghe tên đã phần nào đoán được nội dung. Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ sẽ là chuyến tàu đi hành ngược thời gian, đưa người đọc trở lại quãng thời gian đẹp đẽ khi còn là những cô bé cậu bé tiểu học. Sách kể lại hàng loạt những kỉ niệm khó quên, những “chiến tích” của tuổi thơ mà ai cũng từng là một phần trong đó.
Sức sáng tạo vô biên của lũ trẻ
Thế hệ 8x, 9x khi tuổi thơ gắn liền với nắng, gió, tiếng ve và những trưa trốn ngủ đi chơi hẳn sẽ thấy sách sao mà gần gũi và thân thương đến thế. Người kể chuyện – cu Mùi, kể lại tuổi thơ dữ dội với đồng bọn là Hải cò, Tí sún và con Tủn.
Ở cái tuổi ấy, những đứa trẻ chỉ hồn nhiên vui chơi, chẳng hề có nếp nhăn nào của cơm áo gạo tiền hay bộn bề cuộc sống. Mở đầu câu chuyện là lời thẩm định của cu Mùi 8 tuổi về cuộc sống xung quanh “Một ngày tôi thấy cuộc sống thật là buồn chán và tẻ nhạt” do cứ phải lặp đi lặp lại những việc làm thường ngày. Bằng trí tưởng tượng và óc sáng tạo xen lẫn khả năng phá hoại thần sầu của mình, cu Mùi cùng đám bạn đã nghĩ ra đủ thứ trò chơi.
Xem thêm Nên đọc sách lúc nào là hợp lý nhất
Những trò chơi giúp hồi tưởng lại tuổi thơ
Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ chúng hò nhau chơi trò vợ chồng, đánh nhau đến rách áo chảy máu hay dở dở ương ương nên thử đặt tên khác cho các đồ vật. Trong thế giới muôn màu của lũ trẻ, cu Mùi được tôn lên làm hiệu trưởng, Hải cò là cảnh sát trưởng, Tí sún là Bạch Tuyết còn cái Tủn là tiếp viên hàng không. Khi đã quá chán với những bài học trên trường, chúng còn tự sáng tạo với những công thức toán học chưa từng có tiền lệ như 3 nhân 5 bằng mấy cũng được chứ sao cứ phải là 15.
Sau hàng loạt sự cố dở khóc dở người vì những trò chơi tự bày ra, bọn trẻ nhận ra cuộc sống có những chân lý không thể thay đổi. Tuy nhiên, chẳng dừng lại ở đó, 4 đứa nhóc tiếp tục cuộc phiêu lưu vô tận của mình bằng cách xới tung khu vườn nhà để chơi trò đi tìm kho báu. Trong thế giới của thiếu nhi cũng không thiếu tình yêu nhé. Câu chuyện tình yêu con nít với những ghen tuông hết sức “ơ kìa” giữa cu Mùi và Tủn khiến người đọc không khỏi bật cười khi theo dõi.
Đôi khi khiến người lớn phải suy ngẫm
Vui là thế nhưng truyện cũng có nhiều chi tiết khiến người lớn phải một lần suy ngẫm. Ví như vụ ba cái Tí sún đã biến chú chó bé bỏng thành món ăn trên bàn nhậu đã khiến tình bạn của bọn trẻ bị ảnh hưởng không ít. Đó là chú chó mà cả 4 đứa trẻ đã hết lòng chăm sóc, huấn luyện và vô cùng yêu thương. Người lớn đôi khi vô tâm như vậy đó, họ hành động mà không nghĩ đến cảm xúc của con trẻ, để 4 đứa nhóc bàng hoàng và buồn tủi vô cùng.
Tại sao người ta yêu ‘Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ’?

Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ là một cuốn sách dễ khiến người ta say mê. Thanh thiếu niên đọc sách để cùng vui, cùng đồng cảm. Người lớn đọc sách để sống dậy trong lòng cảm giác vui vẻ thời thơ ấu vô giá mà chẳng bạc vàng nào mua được. Có khúc ta thấy vui, lòng như hoan ca vì được trở về những ngày tháng tươi đẹp, có lúc lòng lại man mác vì ôi thôi những ngày tháng ấy đã xa thật là xa.
Khi đã trưởng thành, đã va vấp với những sóng gió cuộc đời, người ta đói khát cái cảm giác yên bình trong vòng tay bà, tay mẹ. Nhớ da diết những trưa hè phe phẩy tiếng quạt nan, được vô tư, được ngây dại thêm một lần trong đời.
Qua bài viết trên của Sachmienphi.vn đã cung cấp các thông tin về cho tôi xin một vé đi tuổi thơ Review và cảm nhận. Hy vọng những thông tin trên của bài viết sẽ hữu ích với các bạn đọc. Cảm ơn các bạn đã dành nhiều thời gian để xem qua bài viết nhé.
Mỹ Phượng – Tổng hợp & chỉnh sửa
Tham khảo ( www.reader.com.vn, revisach.com, … )