Cuốn sách khá dễ tìm vì được bán tràn lan tại các hiệu sách. Hành trình về phương Đông của tác giả Baird T. Spalding là cuốn sách kể về cuộc hành trình của những nhà khoa học từ phương Tây. Cùng mình Review về cuốn sách hành trình về phương đông.
Table of Contents
Hành trình về phương đông giới thiệu đơn giản.
Hành trình về phương Đông là một cuốn sách đan xen nhiều tầng lớp kiến thức triết học về con người, cái chết và ý nghĩa của cuộc sống. Tôi tin rằng, đây chính là một cuốn sách giúp mở ra cho người đọc không chỉ là một góc nhìn mới về nếp sống tử tế

>>>Xem thêm: Review sách ông già và biển cả nổi tiếng trong giới văn học Việt Nam
Review về sách hành trình về phương đông
Cuốn sách kể về hành trình của đoàn khoa học gồm những chuyên gia hàng đầu của Hội Khoa Học Hoàng Gia Anh được cử đến Ấn Độ để nghiên cứu về khoa học cổ xưa và bí truyền văn hoá Ấn Độ. Hành trình về phương Đông đã mở ra một chân trời mới để Đông Tây gặp nhau, để Khoa học Minh triết hội ngộ, để Hiện đại Cổ xưa giao duyên, để Đất Trời là một.
Tôi không phải một kẻ tín đạo, tôi không sùng bái một tôn giáo hay một giáo lý nào cả. Tôi cũng chưa từng nghiên cứu hay đọc nhiều các tài liệu chính thống về chủ đề này, có chăng chỉ là có chút kiến thức ít ỏi qua báo đài, tạp chí, sách vở, tất cả đều dừng lại ở việc đề cập đến, không có phân tích lý luận chính đáng. Nhưng từ trước đến giờ, tôi vẫn tin vào những điều kì diệu của văn hoá tâm linh (vấn đề này cực kỳ nhạy cảm, cần cẩn trọng tránh nhầm lẫn với mê tín dị đoan) mà khoa học chưa thể chứng minh được, có lẽ, khó mà biện chứng cho nổi.
Tuy nhiên các độc giả cần biết rằng:
Tôi đã đọc cuốn sách Bên rặng tuyết sơn – cũng do Giáo sư Nguyên Phong phóng tác, nên cũng gọi là nắm được tinh thần của thể sách này. Nếu Bên rặng tuyết sơn giúp tôi tin con người hoàn toàn có thể kết nối với đấng toàn cao – vũ trụ thiên nhiên xung quanh qua bộ môn yoga thì Hành trình về phương Đông, theo ý kiến cá nhân tôi, có giá trị cao cả hơn nhiều lần. Tôi như được theo chân các giáo sư của Hội Khoa Học Hoàng Gia Anh, vượt qua bao ngờ vực, thất vọng để đến được với khoa học minh triết cổ xưa Ấn Độ.
Những bí truyền của văn hoá Ấn

Hành trình về phương Đông được gợi mở thông qua những dẫn chứng khoa học hiện đại đầy sức thuyết phục, khó lòng mà chối cãi. Nền khoa học cổ xưa như yoga, thiền định, chiêm tinh học, phép dưỡng sinh, cùng với những kiến thức về nhân duyên, nghiệp báo, luận nhân quả, tam giới,… dần thuấn nhuần vào tư tưởng người đọc, như thể, ta đang quỳ dưới chân một vị chân sư mà tiếp nhận những bài học thay đổi cả cuộc đời ta.
Đọc một cuốn sách, như sống một cuộc đời khác, giàu trải nghiệm, rộng kiến thức hơn.
“Đúng thế, chúng ta có tính hay quên, nên cứ phải học đi học lại cái bài học đau khổ. Chỉ khi bị khổ sở, bị đàn áp, tự do bị chà đạp, con người mới quay về với niềm hy vọng cuối cùng là đức tin. Khi sung sướng ít ai nghĩ đến việc tu thân cầu giải thoát. Khi cơ thể bệnh hoạn, ta mới thấy khoẻ mạnh là hạnh phúc. Khi bị tù đày, ta mới thấy giá trị của tự do. Tiếc rằng khi khỏi bệnh, ta không ý thức nguyên nhân đã gây nên bệnh đó, mà lại tiếp tục một đời sống như trước, do đó, ta cứ bị bệnh hoài.”
>>>Xem thêm:Top những cuốn sách kinh doanh online hay dành cho bạn
Bạn có sẵn sàng tiếp thu cái mới?

Cái lạ mà không kỳ thị, không nghi ngờ dù chỉ trong ý nghĩ không? “Nếu đi ngược dòng lịch sử, bạn có thấy rõ mức tiến hóa của khoa học và nhân loại luôn luôn ảnh hưởng và bổ sung cho nhau hay không? Thời tiền sử, nói về Thuyết nguyên tử là điều vô lý và có nói cũng chẳng ai hiểu. Thời trung cổ, nếu có giảng giải về không gian vũ trụ thì sẽ bị kết án là phù thủy. Lịch sử Châu Âu đã chứng minh rằng những con người thông minh quá đều bị chế nhạo là điên khùng rồi bị thiêu sống.”
Và người ta cứ hay dọa nhau, cẩn thận kẻo khẩu nghiệp, rồi rủa nhau nghiệp chướng, đe nhau luật nhân quả… mà họ có hiểu hết những điều đó không?
Bài viết trên đã cho các bạn biết về Hành trình về phương Đông. Cảm ơn các bạn đã xem qua bài viết của mình nhé.
>>Xem thêm Top 10 cuốn sách kinh doanh hay làm mê mẩn bao thế hệ kinh doanh
Lộc Đạt-tổng hợp
Tham khảo ( nuhado, triethocduongpho, … )