“Muôn kiếp nhân sinh” là một tác phẩm của tác giả Nguyễn Phong viết từ năm 2017 và đến đầu năm 2020 mới hoàn tất. Cuốn sách ghi lại những câu chuyện, trải nghiệm tiền kiếp kỳ lạ từ nhiều kiếp sống của người bạn tâm giao lâu năm của tác giả là ông Thomas một nhà kinh doanh tài chính nổi tiếng ở New York. Với các bạn đọc có hứng thú về chủ đề tâm linh, luân hồi, nhân quả hãy trải nghiệm ngay nội dung hấp dẫn trong quyển sách để cùng xem những thông điệp quý báu mà tác giả muốn truyền tải
Table of Contents
Đôi nét về tác giả quyển sách Muôn kiếp nhân sinh
Tác giả Nguyên Phong (Giáo sư John Vũ) tên thật là Vũ Văn Du, sinh năm 1950 tại Hà Nội. Ông là một nhà khoa học gốc Việt nổi tiếng ở Mỹ, nằm trong top những người sáng tạo nhất thế giới. Nguyên Phong từng là phó chủ tịch Vice President phụ trách tất cả các vấn đề về kỹ thuật của tập đoàn Boeing. Ông rất nổi tiếng ở Việt Nam với những đầu sách về tâm linh mà ông đã dịch và phóng tác trong khoảng thời gian vừa qua như Hành trình về phương Đông, Dấu chân trên cát, Minh triết trong đời sống, Trở về từ cõi sáng,…
Những cuốn sách do chính ông chấp bút đã mang lại những ảnh hưởng tích cực và nâng tầm nhận thức tâm linh ở Việt Nam lên rất nhiều. Và cuốn sách “Muôn kiếp nhân sinh” này không phải là tác phẩm được dịch hay phóng tác mà là do chính tác giả Nguyên Phong viết.
Giới thiệu tác phẩm
Muôn kiếp nhân sinh là một trong những tác phẩm hay nhất của Nguyên Phong khi bàn về luật nhân quả, tiền kiếp, tâm thức. Tác phẩm đã kể lại một trong những tiền kiếp luân hồi của nhân vật chính để minh chứng cho luật nhân quả. Bên cạnh đó trong tác phẩm còn đan xen những buổi nói chuyện thảo luận của các nhân vật để làm rõ hơn về luật nhân quả, về sự suy thịnh của các quốc gia, đặc biệt cuối truyện có buổi diễn thuyết của các giáo sự tại trường đại học Mỹ phân tích kĩ càng sự tồn vong của các nền văn minh. Đây là một cuốn sách cần rất nhiều thời gian để tìm hiểu và thẩm thấu bởi lượng kiến thức khổng lồ, và những định hướng cần thiết cho những ai muốn tìm tòi đi sâu về luật nhân quả.
DÙNG CÂU CHUYỆN NGÀY XƯA ĐỂ CẢNH BÁO THỜI NAY VÀ SỰ LẶP LẠI CỦA THÀNH – TRỤ – HOẠI – DIỆT.
Một trong số những tiền kiếp trước của Thomas, nhân vật chính trong Muôn kiếp nhân sinh kể rằng mình đã từng sống ở lục địa Atlantis, nơi con người là á thần và cả những con người được lai tạo với các loài dã thú. Đó là một mở đầu hấp dẫn, và câu chuyện tiếp tục kể về một trong ba quốc gia coi trọng tôn trọng tâm linh, giới luật và sở hữu một sự tiên tiến mà trong thời đại này coi đó là phép lạ.
Nhưng con người ở Atlantis lại không có tình thương và sự đồng cảm với nhau. Họ còn thèm khát và bị dâm dục điều khiển trong mọi hành động. Cuối cùng các quốc gia trong Atlantis gây chiến với nhau và tất cả bị xoá sổ bởi một trận động đất chôn vùi nền văn minh Atlantis. Tuy nhiên một số người đã được chọn để đưa tới một số vùng đất khác để tái thiết lại từ đầu dựa trên tôn giáo, sự tiến bộ về tâm linh và văn minh của mình. Ai Cập “may mắn” được những người Atlantis sống sót chọn lựa.
Nhưng Ai Cập lại mắc phải những sai lầm của Atlantis như việc theo đuổi chiến tranh, xây dựng các đền thờ, lăng mộ, lợi dụng tôn giáo và phổ biến sự mê tín để điều khiển các Pharaoh và cưỡng đoạt của cải lẫn sức lực của dân chúng. Tuy nhiên, trong những lỗi lầm đó một số cá nhân Ai Cập đã học hỏi và tiến bộ hơn con người Atlantis đó là sự can đảm, đồng cảm và yêu thương. Đây không phải là cái kết có hậu trong câu chuyện vượt thời gian và trải dải vô số kiếp này. Con người trong thời hiện đại đã lại mắc lại sai lầm từ hàng nghìn năm trước.
Nguyên Phong – John Vu vốn là một nhà khoa học máy tính đã khéo léo lồng ghép hình ảnh những sinh vật nửa người nửa thú ở Atlantis với trào lưu Cyborg – con người được gắn với các thiết bị công nghệ để gia tăng tuổi thọ và tối ưu hoá các kĩ năng vật lý. Cùng với ẩn dụ rằng “Người Atlantis có thể thay thế bộ não con người bằng những dụng cụ khác biến con người trở nên khờ dại, chịu sự sai khiến trong sự vô thức” ám chỉ đến internet và các thiết bị điện tử và di động, vốn đang thay thế khả năng tư duy và biến con người trở thành một sinh vật mất sự tự chủ trong hành vi và suy nghĩ.
Ngoài ra con người cũng đang vô cùng mạo hiểm khi tiến sâu vào lĩnh vực trí tuệ nhân tạo và máy học, mà theo Nguyên Phong – John Vu với tư cách là chuyên gia về máy tính cho biết “máy học và trí tuệ nhân tạo đã biết cách tự lừa lẫn nhau để dành chiến thắng trong một ván cờ. Điều này các nhà lập trình chưa bao giờ cài đặt cho chúng và không thể ngờ đến”. Đây là sự cảnh báo nhưng hiện tại hậu quả vẫn chưa đến mức độ để đại đa số lo sợ, nhưng thông qua bối cảnh chính trị, chiến tranh và sụp đổ của Atlantis đã cho người đọc thấy sự đáng sợ thế nào khi con người đặt mình vào tình tế tự diệt vong bằng chính sự văn minh và tiến bộ của mình.
Trong dòng thời gian của lịch sử, bất cứ một nền văn minh, đế quốc hay vùng đất nào đều trải qua quá trình sáng tạo, phát triển, suy vong và sụp đổ được gọi là Thành – Trụ – Hoại – Diệt. Nghe có vẻ đáng lo sợ và hứa hẹn về một sự u ám, nhưng quá trình này lại chính là vô thường, luân hồi, nhân quả của các tôn giáo và mình gọi đó là “Hợp tự nhiên”. Trên hết, qua quá trình Thành – Trụ – Hoại – Diệt đó con người sẽ học hỏi được gì và tiến bộ như thế nào hay sẽ lập lại một chu kì luẩn quẩn của luân hồi và nhân quả. Nói như cái nhìn của Phật giáo gọi đó là nghiệp quả và nếu đã giao nhân nào thì cuối cùng qua bao nhiêu kiếp sẽ phải lãnh kết quả và hậu quả do nghiệp nhân tạo ra vì “Bất cứ động lực nào phát ra cũng có một lực phản ngược lại và một hành động xảy ra sẽ đem lại kết quả”.
Những ý nghĩa sâu sắc của quyển sách
Qua lời thoại của nhân vật Thomas, ta đã hiểu rõ hơn về Thành – Trụ – Hủy – Diệt hay như ông bà ta thường nói Sinh – Lão – Bệnh – Tử. Con người chúng ta có xu hướng sợ đối mặt với cái chết, nhưng ta có thể hiểu rằng cái chết chỉ là cuối cùng của chu kỳ Diệt và rồi một chu kỳ mới sẽ được bắt đầu lại.
Cái con người cần học thì nhiều vô số kể và mỗi người có một bài học riêng, việc của ta là phải học, chiệm nghiệm ra những bài học cho nhiều kiếp sau. Vì có người phải trải qua nhiều kiếp mới học được, có người học được ngay. Và thường người ta sẽ phải trải qua đau khổ mới học được bài học mới còn nếu như mãi không chịu nhận ra điều đó, đau khổ sẽ ngày càng nhân lên cho đến khi nhận ra mới thôi.
Kết
Qua cuốn sách “Muôn kiếp nhân sinh” này, độc giả sẽ thấy rõ ràng về sự hiện hữu của Luật Nhân quả, những việc ta đã làm đó là cái nhân và đến một ngày ta sẽ nhận được cái quả không ở kiếp này thì cũng phải nhận ở kiếp khác. Nhận thức của ta ở hiện tại cũng từ kiếp trước mà thành nhưng trong quá trình tiến hóa, có người giác ngộ, có người vẫn cứ u mê không học được gì.
Xuân Luật – Tổng Hợp, Chỉnh sửa
(Nguồn tham khảo: sachhay24h, websach, cungdocsach)