Đã bao giờ bạn thấy mình luôn không ngừng so sánh bản thân với người khác, luôn thấy bản thân mình kém cỏi so với mọi người. Bạn luôn đổ lỗi cho hoàn cảnh và quá khứ với những gì đang diễn ra với mình hiện tại. Bạn mệt mỏi cố gắng làm ưng ý người khác để được thừa nhận mà đánh mất chính mình. Bạn thấy cuộc sống là một cuộc chạy đua và mình có thực sự hạnh phúc trên chặng đường ấy. Nếu bạn đang trải qua những cảm giác đó thì cuốn Sách Dám bị ghét là cuốn sách dành cho bạn.
Table of Contents
Giới thiệu tác giả
Kishimi Ichiro, Koga Fumitake là hai tác giả nổi tiếng của Nhật Bản với dòng sách tâm lý đang lôi cuốn nhiều độc giả. Bằng cách viết độc đáo, dưới hình thức một cuộc trò chuyện các tác giả đã đem đến cho người đọc những trải nghiệm thực tế, đa dạng bởi vậy khi nhắc đến các tác giả này chúng ta sẽ được biết đến những chuyên gia tâm lý nổi tiếng có sức ảnh hưởng với bạn đọc. Bởi vậy thật may mắn khi mỗi chúng ta được tiếp cận cuốn sách triết học nổi tiếng này.
Giới thiệu tác phẩm
Cuốn sách Dám bị ghét là tác phẩm tâm lý thuộc hàng kinh điển bán chạy tại Nhật Bản. Cuốn sách phân tích những một trong những cách thức điều hòa các mối quan hệ xã hội trong cuộc sống và đề cập đến những góc khuất tâm lý trong cuộc đời con người. Bằng những phân tích chặt chẽ và có định hướng tác giả đã khiến người đọc say mê theo các trang sách và học hỏi được nhiều kinh nghiệm từ đó. Hi vọng khi đón nhận tác phẩm này độc giả sẽ thấu hiểu và áp dụng hiệu quả những chiến thuật tâm lý trong cuốn sách.
Mọi phiền muộn đều bắt nguồn từ quan hệ giữa người với người
Mối quan hệ giữa người với người là căn nguyên của phiền muộn. Theo vị triết gia thì những phiền muộn nội tâm không hề tồn tại mà trong bất cứ muộn phiền nào đều mang bóng dáng của người khác. Lúc đầu tôi cũng thấy thật khó hiểu và vô lý bởi tôi thấy mình hay phiền muộn với chính bản thân mình, nhưng càng đọc tôi càng thẩm thấu và hiểu ra.
Bản thân chúng ta luôn lo lắng ánh nhìn, đánh giá của người khác, luôn có nỗi băn khoăn là ‘người đó nghĩ gì về mình nhỉ?’. Chúng ta luôn sợ bị tổn thương trong các mối quan hệ nếu bị từ chối, bị phủ nhận. Chúng ta luôn mong muốn được thừa nhận và cố gắng nổ lực vì điều đó. Vì áp lực đó chúng ta sợ hãi việc tạo lập và duy trì mối quan hệ với người khác, thành thử chán ghét bản thân. Chúng ta né tránh mối quan hệ nhờ chán ghét bản thân mình.
Con người có thể thay đổi và cuộc đời bạn do bạn tự quyết định
Trong cuộc sống khi không may mắn, suôn sẻ chúng ta luôn đổ lỗi cho hoàn cảnh, do điều khiện khách quan. Chúng ta luôn viện lý do thua kém bạn bè là do xuất thân không bằng người ta. Nhưng cuộc sống là sự nổ lực các bạn ạ. Chúng ta không sống trong thế giới khách quan mà sống trong thế giới chủ quan do chính mình tạo ra. Không ai có thể lựa chọn xuất thân của mình, nhưng chúng ta được tự do lựa chọn lối sống.
Chỉ là bạn có biết tận hưởng nó hay không mà thôi. Chả ai đem đến bất hạnh cho bạn vì làm gì có ai sống cuộc sống của bạn, làm gì có ai lựa chọn lối sống thay bạn. Bạn bất hạnh là do chính bản thân bạn tự lựa chọn lấy.
Cuộc đời cậu được quyết định “ngay tại đây, vào lúc này”
Nhà triết gia đã giảng giải cho chàng thanh niên rất nhiều điều triết lý liên quan đến tâm lý học Adler. Đặc biệt là vấn đề biến tấu lối sống. Nhà triết gia nói rằng cậu không thể thay đổi bản thân vì cậu quyết tâm không linh hoạt thay đổi. Và cách để biến tấu lối sống chính là quyết tâm từ bỏ lối sống hiện nay. Hơn thế nữa, nhà Triết gia còn nói về các cái cớ để không từ bỏ lối sống hiện tại, những triết lý không hề sáo rỗng như đem lại những nhận thức mới mẻ hơn cho chính chàng thanh niên.
Dự thi trượt thì cũng phải làm. Như có thể sẽ trưởng thành hơn hoặc có thể sẽ hiểu ra rằng mình cần phải đi theo con đường khác. Dù thế nào cũng có thể tiến lên phía trước. thay đổi lối sống hiện tại chính là như vậy đó. Nếu cứ mãi không gửi bản thảo dự thi, sẽ chẳng tiến lên được… Cậu không cho rằng cứ đưa đủ các “lý do không thể làm được” để đáp lại một vấn đề đơn giản – một việc cần phải làm là một cách sống khổ sở sao?…
Nhà triết gia còn cho rằng, cuộc đời của chàng thanh niên được quyết định ở chính thời điểm này, chứ không phải là những gì diễn ra ở trong quá khứ, không phải những gì đã xảy ra trước kia. Dù quá khứ có tối tăm đến mức nào chả ảnh hưởng gì đến tương lai cả.
Đời không phải là cuộc cạnh tranh với người khác
Trong mỗi chúng ta, chắc chắn ai cũng có tâm lý, cuộc đời là một sự rượt đuổi, một sự cạnh tranh khốc liệt để chúng ta vươn lên vị trí số một. Nhưng theo Adler, tâm lý không ngừng phấn đấu để bản thân tiến lên thêm một quy trình, chứ không phải là tâm lý cạnh tranh để vượt lên trên người khác. Nhà triết gia có những câu nói rất ấn tượng và sâu sắc dành cho chàng thanh niên trẻ tuổi
Chàng thanh niên Ý thầy nói rằng đời không phải là cuộc cạnh tranh?
Triết gia Đúng vậy. Không cần cạnh tranh với ai cả. Chỉ cần không ngừng tiến lên là được.Tất nhiên cũng không cần so sánh mình với người khác.
Chúng ta ai cũng khác nhau. Chẳng có người nào giống hệt người nào về mặt giới tính, tuổi tác, kiến thức, kinh nghiệm , ngoại hình cả. Hãy có cái nhìn tích cực về những điểm khác biệt giữa mình và người khác. Chúng ta không giống nhau nhưng lại bình đẳng với nhau.
Cần chấp nhận bản thân chứ không phải khẳng định bản thân
Nhu cầu khẳng định và không muốn bị người khác ghét là một nhu cầu rất tự nhiên. Vì vậy tôi và bạn luôn sống trong trạng thái nỗ lực hết mình, để không bị ghét. Nhưng thực tế là cho dù chúng ta có nổ lực đến đâu thì cũng sẽ có người ghét các bạn ạ, đó là sự thật. Nếu chúng ta cứ chạy theo nhu cầu được người khác thừa nhận, suốt đời để ý đến đánh giá của người khác, cuối cùng sẽ thành ra sống cuộc đời của người khác. Sống để đáp ứng mong đợi của người khác và phó mặc cuộc đời mình cho người khác, đó là cách sống lừa dối bản thân, lừa dối cả những người xung quanh.
‘Chúng ta ai cũng khác nhau. Chẳng có người nào giống hệt người nào về mặt giới tính, tuổi tác, kiến thức, kinh nghiệm, ngoại hình cả. Hãy có cái nhìn tích cực về những điểm khác biệt giữa mình và người khác. Chúng ta không giống nhau nhưng lại bình đẳng với nhau.’
Thay lời kết
Cuốn Sách Dám bị ghét là một cuốn sách self – help đặc biệt nhất trong các cuốn self – help. Thông qua cuộc đối thoại giữa chàng thanh niên và nhà triết gia để gửi gắm những thông điệp sống, quan niệm sống, những triết lý nhân sinh đối với người đọc. Hi vọng cuốn sách cũng là chìa khóa để mở ra cánh cửa cho những bạn sống thiếu sự “can đảm” và sẽ tìm ra mục đích sống, cách sống và đúng như cái tên dám bị ghét để sống thực sự với chính mình
Xem thêm:Cuộc sống không giới hạn review và tóm tắt hấp dẫn nhất
Xuân Luật – Tổng Hợp, Chỉnh sửa
(Nguồn tham khảo: ybox, cungdocsach, y5study)